Sim
là loài cây bụi, mọc chủ yếu ở những vùng đồi núi, ven sông suối, lá
mọc đối, hoa năm cánh màu tím hồng, chùm tua nhụy dài mảnh, có bao phấn
vàng ở đỉnh, trông khá giống nhụy hoa đào, có thể vì vậy mà người Trung
Quốc gọi sim là đào kim nương (桃金娘). Nếu
nhìn thoáng qua, không để ý nhụy hoa, người ta dễ nhầm lẫn giữa hoa sim
(Rhodomyrtus tomentosa) và hoa mua (Melastoma affine).
Người Nhật gọi hoa sim là thiên nhân hoa (天人花 - tenninka), loài hoa của cõi trời người, một tên gọi nghe rất Phật giáo, dễ liên tưởng đến danh hiệu của Đức Phật (Thiên Nhân sư - 天人師 - Thầy của trời người). Như thế đủ biết, mỗi dân tộc đều có góc nhìn riêng để mang đến cho loài hoa này một ý nghĩa nào đó.
Ở Việt Nam, hoa sim được xem như biểu tượng cho lòng chung thuỷ, không chỉ bởi sắc hoa màu tím thường gợi đến sự nhớ thương, mà còn do vị ngọt tím đậm có trong chùm quả chín mọng, lôi cuốn hầu hết những ai từng đặt chân đến vùng rừng núi, đồi hoang đất sỏi trong những dịp hè thu. Ít có loài cây nào sắc hoa được chuyển dần vào vị quả, quả càng chín thì màu càng tím sẫm, đến nỗi ăn vào là cả môi, răng và lưỡi đều như bị nhuộm tím, khiến người ta không tài nào quên được.
Nếu chỉ phân tích giá trị dinh dưỡng có trong loài quả này, thì khó có thể hiểu được lời của câu ca dao: “Đói lòng ăn nửa trái sim. Uống lưng bát nước đi tìm người thương”. Hoa ấy phải sánh với hoa trời, vị ấy phải ngang bằng với vị thuốc tiên. Có thế, chỉ với nửa trái sim và lưng bát nước, hòa cái sắc vị tím ngát ấy vào tận trong lòng dạ, mà người ta mới tìm đến để hiểu nhau, thương nhau, quên cả những đói no trần thế…
Ai đó cũng đã có ý tưởng chọn loài hoa này để tưởng nhớ những chàng trai cô gái đang tuổi thanh xuân đã ngã xuống trong cuộc chiến chống giặc Trung Quốc xâm lược. Bởi tình yêu và lòng chung thuỷ bên bờ sống chết, tháng lại tháng, ngày lại ngày vẫn nở hoa như gấm dệt. Tìm về với nhau, tìm về sắc hoa, vị ngọt để cho người được yêu người, để trải khắp nơi núi sông biên giới, loài hoa chung thuỷ ấy mọc lên soi sáng cho tình yêu tổ quốc, cho tiếng gọi núi sông có lời thiết tha đáp lại.
Hoa ấy là tình yêu, quả ấy là hoá thân muôn đời chung thuỷ, trần gian còn có vẻ đẹp nào hơn thế…
(Viết tặng những người yêu hoa)
Người Nhật gọi hoa sim là thiên nhân hoa (天人花 - tenninka), loài hoa của cõi trời người, một tên gọi nghe rất Phật giáo, dễ liên tưởng đến danh hiệu của Đức Phật (Thiên Nhân sư - 天人師 - Thầy của trời người). Như thế đủ biết, mỗi dân tộc đều có góc nhìn riêng để mang đến cho loài hoa này một ý nghĩa nào đó.
Ở Việt Nam, hoa sim được xem như biểu tượng cho lòng chung thuỷ, không chỉ bởi sắc hoa màu tím thường gợi đến sự nhớ thương, mà còn do vị ngọt tím đậm có trong chùm quả chín mọng, lôi cuốn hầu hết những ai từng đặt chân đến vùng rừng núi, đồi hoang đất sỏi trong những dịp hè thu. Ít có loài cây nào sắc hoa được chuyển dần vào vị quả, quả càng chín thì màu càng tím sẫm, đến nỗi ăn vào là cả môi, răng và lưỡi đều như bị nhuộm tím, khiến người ta không tài nào quên được.
Nếu chỉ phân tích giá trị dinh dưỡng có trong loài quả này, thì khó có thể hiểu được lời của câu ca dao: “Đói lòng ăn nửa trái sim. Uống lưng bát nước đi tìm người thương”. Hoa ấy phải sánh với hoa trời, vị ấy phải ngang bằng với vị thuốc tiên. Có thế, chỉ với nửa trái sim và lưng bát nước, hòa cái sắc vị tím ngát ấy vào tận trong lòng dạ, mà người ta mới tìm đến để hiểu nhau, thương nhau, quên cả những đói no trần thế…
Ai đó cũng đã có ý tưởng chọn loài hoa này để tưởng nhớ những chàng trai cô gái đang tuổi thanh xuân đã ngã xuống trong cuộc chiến chống giặc Trung Quốc xâm lược. Bởi tình yêu và lòng chung thuỷ bên bờ sống chết, tháng lại tháng, ngày lại ngày vẫn nở hoa như gấm dệt. Tìm về với nhau, tìm về sắc hoa, vị ngọt để cho người được yêu người, để trải khắp nơi núi sông biên giới, loài hoa chung thuỷ ấy mọc lên soi sáng cho tình yêu tổ quốc, cho tiếng gọi núi sông có lời thiết tha đáp lại.
Hoa ấy là tình yêu, quả ấy là hoá thân muôn đời chung thuỷ, trần gian còn có vẻ đẹp nào hơn thế…
(Viết tặng những người yêu hoa)
Thích Thanh Thắng
0 nhận xét:
Post a Comment